- Quyết định về việc ban hành Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Quyết định ban hành Quy trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

QĐ 380.pdf

 

 

QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số  380/QĐ-BQLNN ngày 25/6/2019
 của Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
 
Các căn cứ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
 - Luật Đầu tư Công số 49/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014;
 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014;
 - Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013;
 - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ về điều chỉnh Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính Phủ về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
 
- Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính, quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính, quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án;
- Thông tư số 01/2015/TT-BKH ngày 14/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, HSMT, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn;
- Thông tư số 03/2015/TT-BKH ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết lập HSMT xây lắp;
- Thông tư số 05/2015/TT-BKH ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết lập HSMT mua sắm hàng hóa;
- Thông tư số 10/2015/TT-BKH ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Thông tư số 11/2015/TT-BKH ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết về lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh;
- Thông tư số 22/2015/TT-BKH ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư;
- Công văn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư công;
- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;
- Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 11/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng, quy định công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình;
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (hướng dẫn Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về Công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Thông báo số 200/TB-UBND ngày 30/5/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận về điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính Phủ;
- Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Ban hành quy định về phân cấp, uỷ quyền một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà;
- Văn bản số 2148/UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư đối với dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới năm 2017 theo quy định Chính phủ.
PHẦN I: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ:
* Tiêu chí phân loại dự án nhóm A (Điều 8. Luật Đầu tư công).
  1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
  3. b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
  4. c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
  5. d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  1. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
  2. a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
  3. b) Công nghiệp điện;
  4. c) Khai thác dầu khí;
  5. d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
  1. e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
  2. g) Xây dựng khu nhà ở;
  3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
  4. a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8. Luật Đầu tư công;
  5. b) Thủy lợi;
  6. c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
  7. d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
  1. e) Hóa dược;
  2. g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8. Luật Đầu tư công;
  3. h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8. Luật Đầu tư công;
  4. i) Bưu chính, viễn thông;
  5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
  6. a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
  7. b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
  8. c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
  9. d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8. Luật Đầu tư công;
  10. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
  11. a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
  12. b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
  13. c) Kho tàng;
  14. d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8. Luật Đầu tư công.
* Tiêu chí phân loại dự án nhóm B, Điều 9. Luật Đầu tư công.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
* Tiêu chí phân loại dự án nhóm C, Điều 10. Luật Đầu tư công.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
* Tiêu chí phân loại dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Luật Đầu tư công và quy định chi tiết tại Phụ lục số I kèm theo Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ.
Chi tiết Quy trình quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

TT

Nội dung công việc

Cơ quan

ban hành

Thực hiện

Ghi chú

1. Dự án nhóm A: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư côngĐiều 7, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, gồm các nội dung sau:

a. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

b. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

- Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

- Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

- Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

- Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

2. Dự án nhóm B, nhóm C: Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;

- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;

- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;

- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;

- Phân chia các dự án thành phần (nếu có);

- Các giải pháp tổ chức thực hiện.

TT

Nội dung công việc

Cơ quan

ban hành

Thực hiện

Ghi chú

1

Chủ trương đầu tư

Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án

Điều 19, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ.

1. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công theo quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư công.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư công.

3. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công.

4. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công, trong đó tập trung các nội dung chủ yếu dưới đây:

a) Tính chất và mức độ khẩn cấp của dự án;

b) Quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư của dự án;

c) Sơ bộ tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án, bao gồm: vốn ngân sách trung ương, trong đó số vốn cần bố trí trong năm kế hoạch; vốn ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư (nếu có);

d) Dự kiến tiến độ triển khai và chất lượng dự án;

đ) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng trong giai đoạn khai thác dự án;

e) Các nguyên tắc thanh toán, đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp;

g) Các giải pháp tổ chức thực hiện.

Và Điều 7, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

 Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

 

2

Hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án

Cơ quan được giao thẩm định

Điều 20, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP:

1. Hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 136/2015 NĐ-CP;

c) Báo cáo thẩm định nội bộ;

d) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền (áp dụng đối với dự án khẩn cấp);

e) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

2. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Thường trực Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại Khoản 1 Điều này theo quy định sau:

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A: 15 bộ tài liệu;

- Báo cáo đề xuất chủ trương dự án nhóm B, nhóm C: 05 bộ tài liệu.

Cơ quan chủ trì thẩm định hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có thể yêu cầu cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.

 

3

Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án

Cơ quan được giao thẩm định nguồn vốn

Điều 21, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP:

1. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án đầu tư công bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi cơ quan được phân công thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công;

c) Báo cáo thẩm định nội bộ;

d) Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A; dự án nhóm B và trọng điểm nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý;

đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư công có thể yêu cầu cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.

Điều 8, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng

1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác (trừ các dự án quy định tại Khoản 1 của Điều này) chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời hạn có ý kiến chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 

4

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Sở KH & ĐT; UBND tỉnh; Hội đồng nhân dân

 

- Điều 10, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ.

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu dự án nhóm A (bao gồm cả các dự án khẩn cấp và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư công) thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Đầu tư công.

- Điều 12, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ.

1. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác quản lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Điều 26 của Luật Đầu tư công.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư công. Riêng đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư công hoặc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

4. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Luật Đầu tư công.

Lưu ý:  Tiêu chí phân loại dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Luật Đầu tư công và quy định chi tiết tại Phụ lục số I Nghị định số 136/2015/NĐ-CP.

 

5

Thời gian thẩm định chủ trương đầu tư dự án và cơ quan gửi kết quả thẩm định

 

Cơ quan thẩm định

Điều 26, Nghị định số 136/NĐ-CP.

1. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C kể từ ngày Thường trực Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Dự án nhóm A: không quá 45 ngày;

- Dự án nhóm B: không quá 30 ngày;

- Dự án nhóm C: không quá 20 ngày.

2. Thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư dự án kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Dự án nhóm A: không quá 30 ngày;

- Dự án nhóm B và nhóm C: không quá 15 ngày.

 

6

Thời gian quyết định chủ trương đầu tư dự án và thời gian gửi quyết định chủ trương đầu tư cho cơ quan tổng hợp kế hoạch đầu tư công

 

Cơ quan phê duyệt

Điều 27, Nghị định số 136/NĐ-CP.

1. Thời gian quyết định chủ trương đầu tư dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Dự án nhóm A: Không quá 30 ngày;

- Dự án nhóm B và nhóm C: Không quá 20 ngày.

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, Bộ, ngành trung ương và địa phương quản lý dự án:

a) Gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương; vốn công trái quốc gia; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương;

b) Gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, xã: quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương.

 

7

Quyết định chủ trương đầu tư

HĐND

Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh, UBND tỉnh trình HĐND.

 

 

Triển khai thực hiện:

 

 

 

8

Đề cương nhiệm vụ và  toán kinh phí chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư và Cơ quan quyết định đầu tư

- Chủ đầu tư phê duyệt theo Chương II, Nghị định 46/2015/NĐ-CP:

Lập và phê duyệt phương án khảo sát và nhiệm vụ khảo sát.

- Cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt theo Điều 1 NĐ 120/2018/NĐ-CP

Sửa đổi bổ sung Điều 27 NĐ 77/2015/NĐ-CP: “ Đối với vốn chuẩn bị đầu tư hoặc dự án chuẩn bị đầu tư phải có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch”

- Điều 7 Thông tư 01/2017/TT-BXD: “Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan được giao chuẩn bị dự án có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng cùng với nhiệm vụ khảo sát xây dựng”

- Dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư phải trình cho Sở XD chuyên ngành thẩm định và cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt;

 

Lưu ý:  Dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư gồm: Chi phí Quản lý dự án; ĐTM; Tư vấn giám sát khảo sát; Tư vấn lựa chọn nhà thầu KS, lập dự án đầu tư; Thẩm tra dự án đầu tư;... phải lập và có dự toán kinh phí đầy đủ.

 

9

Quyết định kế hoạch đấu thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư

Điều 34. Luật Đấu thầu.

 Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư; (lưu ý đưa gói thầu TĐM vào kế hoạch đấu thầu).

 

10

Chọn nhà thầu tư vấn lập Báo cáo NCKT

Chủ đầu tư

- Xét văn bản xin nhận lập DAĐT của TVTK.

Theo NĐ số 63/2014/NĐ-CP:

- Tại Điều 54: Hạn mức chỉ định thầu: Không quá 500 triệu đồng; Lập và phê duyệt HSYC, HSĐX; Thẩm định và chỉ định thầu.

- Tại Điều 56: Quy trình chỉ định thầu rút gọn (tuân thủ Điểm a, Khoản 1, Điều 22, Luật Đấu thầu).

Không lập HSYC, nhưng phải xét tính cấp bách thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày các bên phải hoàn tất thủ tục.

- Thương thảo ký hợp đồng và trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu

- Hoàn thiện ký hợp đồng.

- Các gói thầu có giá gói thầu trên 500 triệu đồng phải đấu thầu rộng rãi trong nước, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ;

 

11

Chọn nhà thầu tư vấn giám sát khảo sát lập BCNCKT

Chủ đầu tư

Lưu ý: Chưa có định mức tư vấn giám sát khảo sát, do đó phải lập dự toán riêng Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017.

 

12

Lập phương án khảo sát và nhiệm vụ thiết kế cơ sở.

Nhà thầu

tư vấn

Theo Chương II, Nghị định 46/2015/NĐ-CP:

- Lập và phê duyệt phương án khảo sát và nhiệm vụ khảo sát, lưu ý phê duyệt kết quả khảo sát.

Theo Điều 4, NĐ số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.

- Trong tổng mức đầu tư dự kiến phải thể hiện 07 cơ cấu vốn của tổng mức đầu tư (lưu ý chi phí ĐTM, giám sát khảo sát, báo cáo giám sát đầu tư).

- Riêng chi phí GPMB, TV tham khảo giá đo đạc của địa chính để xác định (phối hợp cùng phòng GPMB để cung cấp chính xác).

 

13

Thẩm định, phê duyệt phương án khảo sát, thiết kế.

Chủ đầu tư

Theo khoản 3, Điều 2, TT 26/2016/TT-BXD.

CĐT tổ chức lập và phê duyệt. Lưu ý gắn tim mốc vào hệ tọa độ, cao độ Quốc gia.

 

14

Phê duyệt phương án, dự toán lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cấp có thẩm quyền

- Trình Sở TN & MT thẩm định phương án, Sở Tài chính thẩm định dự toán.

 

 

15

Chọn nhà thầu lập HS đánh giá tác động môi trường

Chủ đầu tư

- CĐT duyệt. 

 

16

Kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ dự án, thiết kế cơ sở.

 

Theo Điều 54, Luật XD:

- Kiểm tra nội dung HS BCNCKT.

- Theo dõi tiến độ lập BCNCKT và giám sát khảo sát địa hình, địa chất (Có thể thuê Tư vấn GS hoặc Chủ đầu tư tự giám sát).

- Xác định DA nhóm A, B, C theo tiêu chí quy định tại Điều 8, 9, 10 Luật Đầu tư Công.

+ Dự án nhóm A: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư côngĐiều 7, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.

+ DA nhóm B, C: Lập chủ trương đầu tư theo Điều 36 của Luật Đầu tư công.

+ Đối với DA có tổng mức <15 tỷ đồng thì chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng (theo VB số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng).

 

17

Lập tờ trình thẩm định báo cáo đánh giá TĐM.

Chủ đầu tư

Gửi Sở TN & MT (09 tờ trình + 09 bộ HS); cán bộ QLDA bám, đôn đốc để Sở TN & MT tham mưu Cấp có thẩm quyền ban hành QĐ thành lập hội đồng và theo dõi để đăng ký họp thông qua.

Lưu ý: Ở bước này có sự chồng chéo nhau, theo quy định khi trình phê duyệt DAĐT (BCNCKT) thì đã thực hiện xong TĐM, nhưng TĐM phải theo HS dự án, do đó cán bộ QLDA phải phối hợp các bên để đẩy nhanh tiến độ, nếu không sẽ bị kéo dài ở bước này.

 

18

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá TĐM.

Cấp có

thẩm quyền

 

 

19

Lập tờ trình thẩm định DA ĐTXD (BCNCKT).

Chủ đầu tư

Gửi Sở chuyên ngành (08 tờ trình + 08 bộ HS + Quyết định phê duyệt TĐM)

- Trường hợp Sở XD chuyên ngành yêu cầu phải thẩm tra dự án đầu tư phục vụ cho công tác thẩm định, CĐT lựa chọn đơn vị Tư vấn có đủ chức năng để thực hiện; Nội dung thẩm tra theo Điều 10 Thông tư số 18/2016/TT-BXD;

 

20

Kết quả thẩm định.

Sở chuyên ngành

Cán bộ QLDA theo dõi kết quả góp ý từ các sở ban ngành.

Theo Điều 59, Luật Xây dựng: Thời gian thẩm định dự án:

- DA nhóm A không quá 40 ngày.

- DA nhóm B không quá 30 ngày.

- DA nhóm C và BC kinh tế - kỹ thuật không quá 20 ngày.

chi tiết theo Điều 11, NĐ 59/2015/NĐ-CP.

 

21

Quyết định phê duyệt DAĐT.

Cấp có

thẩm quyền

- Điều 12, NĐ 59/2015/NĐ-CP.

Lưu ý: CĐT thuê TV lập HS các bước BCNCKT, TKKT, Thiết kế BVTC và dự toán đối với tất cả công trình thiết kế 1, 2 và 3 bước.

 

22

Thanh lý hợp đồng khảo sát, lập DAĐT (BCNCKT)

Chủ đầu tư

Nhớ lưu hồ sơ DAĐT + đĩa CD (giao Văn thư 01 bộ HS + 01 đĩa CD)